Tư vấn giải quyết tranh chấp ngõ đi chung

Thứ Tue,
27/08/2019
Đăng bởi Admin

Tranh chấp ngõ đi chung là dạng tranh chấp tiềm ẩn mâu thuẫn kéo dài gây khó khăn cho các hộ gia đình liền kề nhau. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp ngõ đi chung Luật sư nhận thấy cách hạn chế mâu thuẫn tốt nhất là tìm ra nguyên nhân tranh chấp, phân định rõ ràng đúng sai thông qua con đường thương lượng. Để làm được điều này bạn cần làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất: Nguồn gốc về các thửa đất, thông tin về các thửa đất, thông tin về quá trình sử dụng chung, sử dụng riêng của mỗi bên. Các bên tranh chấp có thể yêu cầu Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp bản sao hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các bên có thể liên hệ với UBND cấp xã/phường cung cấp sổ mục kê, trích lục bản đồ thửa đất … để làm cơ sở để giải quyết tranh chấp.

Thứ hai: Xác nhận nguyên nhân tranh chấp ngõ đi chung: Lỗi cố ý của một bên hay lỗi khách quan của cơ quan đo vẽ dẫn đến các bên phát sinh tranh chấp để từ đó xác định cơ sở giải quyết.

Sau khi thu thập thông tin đầy đủ thì việc thương lượng giữa các bên tranh chấp là cần thiết, nếu các bên không thương lượng hòa giải được thì thực hiện theo các quy định của pháp luật như sau:

Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về ranh giới giữa các bất động sản liền kề

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.

Thứ hai: Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh về quyền về lối đi qua

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Khi có tranh chấp về lối đi, trước hết các bên tranh chấp tiến hành tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở, nếu hòa giải ở cơ sở không thành thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Trường hợp các bên không đồng ý với kết quả hòa giải ở xã , phường, thị trấn thì các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính hoặc theo khởi kiện ra tòa án cấp quận/huyện để được giải quyết.

Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thực hiện dịch vụ hãy liên hệ ngay với luật sư chuyên về nhà đất theo số 096 9920 558 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Ý kiến của bạn