Người nước ngoài đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ trước năm 1991

Thứ Tue,
26/02/2019
Đăng bởi Admin

Trước năm 1991, xuất hiện nhiều trường hợp người Việt Nam sang định cư ở nước ngoài hoặc đi làm ăn ở nước ngoài nên đã giao nhà, đất cho người thân (thậm chí là hàng xóm) ở Việt Nam mượn, ở nhờ nhà đất. Thế rồi, bẵng đi 15 – 20 năm khi họ về nước hoặc có nhu cầu lấy lại nhà đất, đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ thì người ở nhờ lại cương quyết không trả vì nhiều lý do khác nhau.

Đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ

Ngày 27/7/2006, đứng trước quá nhiều những tranh chấp liên quan đến các giao dịch về nhà ở có người Việt Nam ở nước ngoài tham gia nên Ủy ban thường vụ của Quốc hội đã phải ban hành Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 để giải quyết những giao dịch về nhà ở diễn ra trước ngày  01/7/1991:

1. Thế nào được coi là ở nhờ, mượn nhà ở:

Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 thì chỉ được coi là ở nhờ hoặc mượn nhà ở khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

- Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

- Người đang ở tại nhà ở đó không chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ mua bán, thuê, đổi, tặng cho, thừa kế nhà ở, uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân;

- Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền chứng minh được họ cho mượn, cho ở nhờ nhà ở đó.

2. Hướng giải quyết đối với từng trường hợp đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ:

2.1. Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bên mượn, bên ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam:

- Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

- Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng vẫn còn thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn cho mượn, cho ở nhờ, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

- Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng; trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ nhà ở không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì các bên thoả thuận việc tiếp tục cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng mượn nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất hai mươi bốn tháng.

2.2. Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng mượn, ở nhờ nhà ở giữa bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chấm dứt; bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và người đang sử dụng nhà ở có thể thoả thuận việc tiếp tục cho mượn nhà ở, cho ở nhờ nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng mượn nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang sử dụng nhà ở biết trước ít nhất mười hai tháng

2.3. Trường hợp bên cho mượn, cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở đều định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng giữa bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chấm dứt. Quan hệ hợp đồng giữa chủ sở hữu là bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và người đang sử dụng nhà ở đó được thực hiện tương tự như với trường hợp 2.2 nêu trên.

 

3. Luật sư nhà đất làm được gì cho Khách hàng:

 

Đối với những vụ việc này, trước tiên chúng tôi sẽ xem hồ sơ để tư vấn sơ bộ về căn cứ pháp lý, khả năng có đòi được hay không trên thực tế. Trên cơ sở đó sẽ hướng dẫn Khách hàng phương thức đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ sao cho đúng quy định mà vẫn bảo đảm quyền lợi tối đa (thương lượng, khiếu nại, khởi kiện...).

 

Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn cụ thể hơn, Khách hàng vui lòng gọi số 096 9920 558 hoặc mang hồ sơ đến địa chỉ tầng 6 số 128 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội để được Luật sư trực tiếp tư vấn.

 

Ý kiến của bạn